Thủ tục Cấp phép xây dựng tạm thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh
Trình tự thực hiện | Bước 1 - Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định. Bước 2 - Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ Sở Xây dựng TP. Hồ Chí Minh (số 60 Trương Định, phường 7, quận 3, TP. HCM). Thời gian nhận hồ sơ: từ thứ Hai đến thứ Năm (buổi sáng từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 30, buổi chiều từ 13 giờ 00 đến 16 giờ 30); thứ Sáu (buổi sáng từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 30); thứ Bảy (buổi sáng từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 30). Khi nhận hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng, Sở Xây dựng kiểm tra đầy đủ thành phần hồ sơ theo quy định: • Trường hợp thành phần hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ thì viết biên nhận, ghi rõ ngày hẹn trả kết quả cho người nộp. • Trường hợp thành phần hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ thì hướng dẫn cho người nộp hoàn thiện hồ sơ theo quy định. Bước 3 – Thụ lý, giải quyết hồ sơ, cấp giấy phép xây dựng (thời hạn giải quyết tối đa 20 ngày làm việc). Trường hợp hồ sơ chưa đủ điều kiện để cấp giấy phép xây dựng theo quy định thì phải có văn bản hướng dẫn đầy đủ, một lần cho chủ đầu tư biết để thực hiện. Bước 4 - Nhận kết quả (Giấy phép xây dựng hoặc văn bản hướng dẫn) tại bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng TP. Hồ Chí Minh (số 60 Trương Định, phường 7, quận 3, TP. HCM). Thời gian trả kết quả: từ thứ Hai đến thứ Năm (buổi sáng từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 30, buổi chiều từ 13 giờ 00 đến 16 giờ 30); thứ Sáu (buổi sáng từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 30); thứ Bảy (buổi sáng từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 30). |
Cách thức thực hiện | Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính Nhà nước. |
Thành phần số lượng hồ sơ | * Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng tạm như quy định đối với từng loại công trình quy định như sau: a) Đối với công trình xây dựng mới không theo tuyến: - Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo mẫu tại Phụ lục số 6 (mẫu 1). Riêng tiêu đề của đơn được đổi thành “Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng tạm”. - Giấy tờ về quyền sử dụng đất (theo khoản b – mục 1 – phần II –tài liệu này); - Hai bộ bản vẽ thiết kế, mỗi bộ gồm: + Bản vẽ mặt bằng vị trí công trình trên lô đất tỷ lệ 1/100 - 1/500, kèm theo sơ đồ vị trí công trình; + Bản vẽ các mặt bằng, các mặt đứng và mặt cắt chủ yếu của công trình, tỷ lệ 1/50 - 1/200; + Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/100 - 1/200 và mặt cắt móng tỷ lệ 1/50, kèm theo sơ đồ đấu nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật về giao thông; cấp nước; thoát nước mưa, nước bẩn; xử lý nước thải; cấp điện; thông tin liên lạc; các hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác liên quan đến dự án, tỷ lệ 1/50 - 1/200. - Các tài liệu khác của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng: (Theo khoản d – mục 1 – phần II tài liệu này). b) Đới với hồ sơ sửa chữa, cải tạo công trình: - Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình, nhà ở, theo mẫu tại Phụ lục số 16. Riêng tiêu đề của đơn được đổi thành “Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng tạm”. - Giấy tờ về quyền sử dụng đất (theo khoản b – mục 1 – phần II tài liệu này); - Các bản vẽ hiện trạng của bộ phận, hạng mục công trình được cải tạo có tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ các bản vẽ của hồ sơ đề nghị cấp phép sửa chữa, cải tạo và ảnh chụp (10x15 cm) hiện trạng công trình và công trình lân cận trước khi sửa chữa, cải tạo; - Các tài liệu khác của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng: (Theo khoản d – mục 1 – phần II tài liệu này). * Số lượng hồ sơ: 01 bộ. |
Thời hạn giải quyết | 20 ngày làm việc (kể từ ngày Sở Xây dựng nhận đủ hồ sơ hợp lệ). |
Đối tượng thực hiện | Cá nhân và tổ chức |
Cơ quan thực hiện | a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân thành phố. b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Sở Xây dựng. c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Xây dựng. d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Ủy ban nhân dân 24 Quận – Huyện, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Ban Tôn giáo dân tộc thành phố, Sở Quy hoạch –Kiến trúc, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giao thông Vận tải, Sở Bưu chính Viễn thông. |
Kết quả | Giấy phép |
Phí, lệ phí | Lệ phí cấp giấy phép xây dựng: 100.000 đồng/ giấy phép. |
Tên mẫu đơn | Đơn xin cấp giấy phép xây dựng tạm. |
Yêu cầu điều kiện | 1. Việc cấp giấy phép xây dựng tạm chỉ áp dụng đối với những vùng đã có quy hoạch xây dựng được duyệt và công bố nhưng chưa có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện quy hoạch; chủ đầu tư có giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà theo quy định tại Điều 3 Quy định này, nếu có nhu cầu xây dựng thì được xét cấp giấy phép xây dựng tạm với quy mô tối đa 05 tầng; nhưng phải phù hợp với Quy chuẩn xây dựng, Tiêu chuẩn xây dựng, các quy định về kiến trúc, cảnh quan đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành; đảm bảo các quy định về phòng cháy, chữa cháy và vệ sinh môi trường. a) Đối với khu vực được xác định trong quy hoạch chung xây dựng đô thị là các công trình hạ tầng kỹ thuật (như: nhà ga, bến xe, đường dự phóng, hành lang bảo vệ đường ray xe lửa, hệ thống cấp điện, cấp thoát nước… và hành lang bảo vệ các công trình hạ tầng kỹ thuật khác theo quy định của pháp luật), các công trình hạ tầng xã hội (như: trường học, bệnh viện, công viên, nhà văn hóa…) mà chưa có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đầu tư xây dựng công trình theo quy hoạch: được xem xét cấp giấy phép xây dựng tạm với quy mô tối đa 05 tầng, có thời hạn theo thời hạn thực hiện quy hoạch, nhưng phải phù hợp với mục đích sử dụng đất hoặc kế hoạch sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai. b) Đối với các công trình, nhà ở trong khu vực hành lang bảo vệ các công trình hạ tầng kỹ thuật hiện hữu; hành lang bảo vệ bờ sông, kênh, rạch và hành lang bảo vệ các công trình khác theo quy định của pháp luật mà nhà nước chưa có chủ trương, kế hoạch thực hiện di dời các công trình, nhà ở đó ra khỏi khu vực nêu trên: không được phép xây dựng mới, chỉ được sửa chữa, cải tạo nhưng không làm thay đổi quy mô diện tích, kết cấu chịu lực an toàn của công trình. c) Đối với công trình, nhà ở nằm trong phạm vi quy hoạch lộ giới của các tuyến đường hiện hữu trong đô thị đã được phê duyệt và công bố lộ giới nhưng chưa có kế hoạch thực hiện mở rộng đường: được phép sửa chữa, cải tạo công trình, nhà ở nhưng không làm thay đổi kiến trúc, kết cấu hiện trạng cũ hoặc cấp giấy phép xây dựng tạm để xây dựng cải tạo công trình, nhà ở với quy mô bán kiên cố 01 tầng (trệt, tường gạch, mái tôn hoặc ngói). Nếu hiện trạng là đất trống, không cho phép xây dựng mới công trình, nhà ở; cho phép cải tạo lại hàng rào, cổng hiện hữu nhưng phải phù hợp với quy định về kiến trúc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. 2. Chủ đầu tư phải cam kết và thực hiện tháo dỡ không điều kiện nhà ở, công trình xây dựng khi Nhà nước triển khai thực hiện quy hoạch. 3. Khi giải phóng mặt bằng để thực hiện theo quy hoạch xây dựng được duyệt, chủ đầu tư phải tự phá dỡ công trình, nhà ở, nếu không tự phá dỡ thì bị cưỡng chế phá dỡ và chủ đầu tư phải chịu mọi chi phí cho việc phá dỡ công trình. 4. Việc bồi thường, giải phóng mặt bằng để thực hiện quy hoạch áp dụng theo quy định hiện hành; riêng phần xây dựng theo giấy phép xây dựng tạm thì không được bồi thường. |
Cơ sở pháp lý | § Luật Xây dựng ngày 26/11/2003. § Nghị định Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày 04/09/2012 của Chính phủ về cấp giấy phép xây dựng (có hiệu lực sau ngày 20/10/2012) § Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng. § Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng. § Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về Quy hoạch xây dựng. § Nghị định số 29/2007/NĐ-CP ngày 27/02/2007 của Chính phủ về quản lý kiến trúc đô thị. § Nghị định số 37/2004/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị; Nghị định số 38/2004/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị § Nghị định số 39/2004/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị. § Nghị định số 180/2007/NĐ-CP ngày 7/12/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xây dựng về xử phạt vi phạm trật tự xây dựng đô thị. § Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. § Nghị định số 20/2009/NĐ-CP ngày 23/02/2009 của Chính phủ về quản lý độ cao chướng ngại vật hàng không và các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời Việt Nam. § Nghị định số 23/2009/NĐ-CP ngày 27/02/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở. § Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. § Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở (có hiệu lực kể từ ngày 08/8/2010). § Thông tư số 97/2006/TT-BTC ngày 16/10/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. § Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 của Bộ Xây dựng Quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. § Thông tư số 24/2009/TT-BXD ngày 22/7/2009 của Bộ Xây dựng Quy định chi tiết thi hành một số nội dung của Nghị định số 23/2009/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở. § Thông tư số 16/2010/TT-BXD ngày 01 tháng 9 năm 2010 của Bộ Xây dựng Quy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở (có hiệu lực kể từ ngày 16/10/2010). § Quyết định số 39/2007/QĐ-UBND ngày 6/3/2007 của UBNDTP về phê duyệt quy hoạch hệ thống cửa hàng trạm xăng dầu trên địa bàn TPHCM giai đoạn 2007-2010 và định hướng đến năm 2020. § Quyết định số 88/2007/QĐ-UBND ngày 04/7/2007 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành quy định về lộ giới và quản lý đường hẻm trong các khu dân cư hiện hữu thuộc địa bàn TP. § Quyết định số 135/2007/QĐ-UBND ngày 8/12/2007 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Quy định kiến trúc nhà liên kế trong khu đô thị hiện hữu tại địa bàn TPHCM. § Quyết định số 45/2009/QĐ-UBND ngày 03/7/2009 của Ủy ban nhân dân thành phố sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 135/2007/QĐ-UBND ngày 08/12/2007 của Ủy ban nhân dân thành phố quy định về kiến trúc nhà liên kế trong khu đô thị hiện hữu trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. § Thông tư 10/2012/TT-BXD ngày 20/12/2012 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn chi tiết một số nội dung của Nghị định 64/2012/NĐ-CP ngày 04/9/2012 của Chính phủ về cấp phép xây dựng. |
Thông tin liên hệ | Sở Xây dựng TP.HCM, địa chỉ: 60 Trương Định Phường 7 Quận 3 TP.HCM |
Đính kèm | Đính kèm biểu mẫu |
Hotline:0982069958 - xaydungducthinh@gmail.com
xaydung24.com sử dụng phần mềm phát triển web trực tuyến của Hệ thống CIINS.
Bạn có thể thuê lại, mua từng phần hoặc mua trọn góixaydung24.com
Liên hệ :nvsanguss@gmail.com // 0982069958 ( Mr. sáng )
tin công nghệ | tin kinh tế | Tin xây dựng | máy lọc nước | sàn gỗ công nghiệp | sàn gỗ tự nhiên |