• Cổng nhôm đúc
    cổng nhôm đúc,Cửa nhôm đúc,cổng nhà biệt thự
    www.cuanhomduc.com
  • Sản xuất cổng nhôm đúc
    Sản xuất Cổng nhôm đúc,cổng biệt thự đẹp,cổng nhà đẹp
    www.congnhadep.com
  • Hàng rào nhôm đúc
    Hàng rào nhôm đúc,hàng rào biệt thự,hàng rào hợp kim nhôm
    www.hangraonhomduc.com
  • Cầu thang nhôm đúc
    Cầu thang nhôm đúc,lan can cầu thang nhôm đúc,cầu thang biệt thự
    www.cauthangnhomduc.com

Quy hoạch phát triển văn hóa và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch thủ đô Hà Nội

Chiều 12/7, HĐND TP tiếp tục thảo luận tại hội trường, biểu quyết thông qua hai Nghị quyết về Quy hoạch phát triển văn hóa Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch thủ đô Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với đa số các đại biểu tán thành.

Hà Nội phải tiêu biểu cho văn hóa cả nước

Theo Quy hoạch phát triển văn hóa, Hà Nội là Thủ đô, là trung tâm văn hóa lớn của cả nước, nơi kết tinh và lan tỏa các giá trị văn hóa của dân tộc. Trong những năm qua, lĩnh vực văn hóa của Thủ đô tiếp tục phát triển và đạt những kết quả quan trọng, góp phần vào việc định hướng xã hội, hình thành nhân cách, đạo đức, lối sống, xây dựng môi trường văn hóa, cải thiện và nâng cao đời sống tinh thần của các tầng lớp xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô; các giá trị văn hóa tiêu biểu của Thăng Long - Hà Nội được giữ gìn và phát huy; nhiều thiết chế văn hóa lớn cùng với những di tích lịch sử văn hóa được xây dựng, trùng tu, tôn tạo; một số nét mới trong sinh hoạt văn hóa và chuẩn mực đạo đức từng bước được hình thành… Tuy nhiên, sự nghiệp phát triển văn hóa của Hà Nội còn chưa tương xứng với yêu cầu của Thủ đô ngàn năm văn hiến; một số vấn đề về tư tưởng, đạo đức, lối sống và những hạn chế trong hoạt động văn hóa có chiều hướng gia tăng; chưa giải quyết hài hòa giữa bảo tồn và phát triển, giữa truyền thống và xây dựng các giá trị mới về văn hóa; khoảng cách về hưởng thụ văn hóa, đời sống văn hóa tinh thần giữa khu vực thành thị và nông thôn ngày càng tăng...

Trên cơ sở đó, Quy hoạch phát triển văn hóa Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã đề ra những mục tiêu, chỉ tiêu, giải pháp cụ thể đối với từng lĩnh vực như thể chế và thiết chế văn hóa; bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa vật thể; hệ thống tượng đài, quảng trường, công viên, vườn hoa; phát triển điện ảnh, rạp chiếu phim, rạp hát; hoạt động nghệ thuật biểu diễn; phát triển nguồn nhân lực văn hóa... Với mục tiêu tổng quát là xây dựng văn hóa Hà Nội xứng tầm với vị thế Thủ đô của đất nước, trung tâm văn hóa hàng đầu của khu vực, phấn đấu trở thành địa phương tiêu biểu về lối sống và phong cách ứng xử văn hóa, vừa tiên tiến, hiện đại về nội dung, vừa phong phú, đa dạng về bản sắc dân tộc, tiêu biểu cho văn hóa cả nước trong quan hệ giao lưu, hợp tác văn hóa với các nước trong khu vực và thế giới.

Quy hoạch cũng chỉ ra những mục tiêu cụ thể cần tập trung thực hiện, đó là xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; đẩy mạnh công tác bảo tồn, kế thừa và phát huy các giá trị tốt đẹp của văn hóa Thăng Long; tạo điều kiện thuận lợi nhằm phát huy và khai thác năng lực và tiềm năng sáng tạo của mọi tầng lớp nhân dân, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa, từng bước thu hẹp sự chênh giữa thành thị và nông thôn; tăng cường đầu tư kinh phí kết hợp với đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động văn hóa...

Đặc biệt, những công trình văn hóa trọng điểm cần tập trung thực hiện giai đoạn 2011-2015 cũng được chỉ ra trong bản Quy hoạch, trong đó có xây dựng Nhà hát Thăng Long; Cung Thiếu nhi Hà Nội; phục hồi, tôn tạo, chỉnh trang khu Hoàng thành Thăng Long, Thành cổ Hà Nội; xây dựng khu tưởng niệm danh nhân Chu Văn An tại huyện Thanh Trì; xây dựng công viên vui chơi giải trí, trung tâm thể dục - thể thao Đống Đa; xây dựng 2 trong 5 trung tâm hoạt động văn hóa đa năng tại 5 đô thị vệ tinh của Hà Nội. Cùng với đó, bước đầu phác thảo các khu vực phát triển không gian văn hóa gắn với địa lý, với tính chất của từng khu vực (Khu vực văn hóa tâm linh và danh thắng Hồ Tây, khu vực văn hóa hồ Hoàn Kiếm, khu vực văn hóa xứ Đoài lấy thị xã Sơn Tây làm trung tâm, khu vực du lịch tâm linh, sinh thái, văn hóa các dân tộc thiểu số Ba Vì...).

Phát triển 6 cụm du lịch trọng điểm

Đối với Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch thủ đô Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 xác định mục tiêu đưa du lịch Hà Nội thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, hiện đại, sản phẩm du lịch chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, có sức cạnh tranh; mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, thân thiện với môi trường, đưa Hà Nội trở thành điểm đến hấp dẫn, có đẳng cấp và xứng đáng là trung tâm du lịch của khu vực và cả nước. Trong đó, đặt ra những chỉ tiêu phấn đấu như đến năm 2020 như: đạt 21,1 triệu khách, trong đó, khách quốc tế đạt 3,0 triệu khách và khách nội địa đạt 18,1 triệu khách; thu nhập từ du lịch đạt 79.000 tỷ đồng; GDP du lịch đạt 52.000 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 8,7%...

Quy hoạch cũng chỉ ra 7 sản phẩm tương ứng với 6 cụm du lịch trọng điểm, đó là: cụm du lịch Trung tâm Hà Nội sẽ tập trung vào sản phẩm du lịch văn hóa, ẩm thực, mua sắm và vui chơi giải trí. Cụm du lịch Sơn Tây-Ba Vì với sản phẩm chủ yếu là du lịch sinh thái nghỉ dưỡng cuối tuần, du lịch văn hóa tâm linh núi Ba Vì, văn hóa làng Việt cổ Đường Lâm-Đền Và, du lịch vui chơi giải trí, thể thao cao cấp và du lịch nông nghiệp; Cụm du lịch Hương Sơn - Quan Sơn với sản phẩm chủ yếu là du lịch văn hóa tâm linh, lễ hội; nghỉ dưỡng cuối tuần và sinh thái; du lịch thể thao cao cấp với các sản phẩm gôn, thể thao nước. Cụm du lịch núi Sóc - hồ Đồng Quan với sản phẩm chủ yếu là du lịch văn hóa tâm linh gắn với Hội Gióng và hệ thống đền chùa, công trình tôn giáo; du lịch sinh thái thái hồ đầm, sinh thái nông nghiệp và núi Sóc; du lịch nghỉ cuối tuần; thể thao, vui chơi giải trí; Cụm du lịch Vân Trì - Cổ Loa với sản phẩm chủ yếu là du lịch thể thao, vui chơi giải trí và tham quan di tích lịch sử văn hoá, du lịch sinh thái, nghỉ cuối tuần. Cụm du lịch Hà Đông và phụ cận với sản phẩm du lịch chủ yếu là du lịch làng nghề, du lịch nghỉ cuối tuần, du lịch văn hóa, du lịch vui chơi giải trí.

Cùng với đó, quy hoạch phát triển hai vành đai du lịch gồm vành đai sông Hồng với sản phẩm du lịch chính là du lịch văn hóa tâm linh, du lịch sinh thái ven sông. Vành đai sông Đáy với sản phẩm du lịch chính là du lịch sinh thái, du lịch văn hóa. Ba tuyến du lịch gồm: Tuyến du lịch mang tính quốc tế kết nối Hà Nội với thế giới theo đường hàng không, đường sắt liên vận quốc tế Hà Nội-Trung Quốc và đường bộ xuyên Á; tuyến du lịch quốc gia phát triển trên cơ sở các tuyến quốc lộ với đầu mối là Hà Nội; tuyến du lịch nội vùng gồm các tuyến du lịch City tour nội thành.

xaydung24.com sử dụng  phần mềm phát triển web trực tuyến của Hệ thống CIINS.
Bạn có thể thuê lại, mua từng phần hoặc mua trọn góixaydung24.com
   Liên hệ :nvsanguss@gmail.com  // 0982069958 ( Mr. sáng )

tin công nghệ | tin kinh tế | Tin xây dựng | máy lọc nước | sàn gỗ công nghiệp | sàn gỗ tự nhiên