• Cổng nhôm đúc
    cổng nhôm đúc,Cửa nhôm đúc,cổng nhà biệt thự
    www.cuanhomduc.com
  • Sản xuất cổng nhôm đúc
    Sản xuất Cổng nhôm đúc,cổng biệt thự đẹp,cổng nhà đẹp
    www.congnhadep.com
  • Hàng rào nhôm đúc
    Hàng rào nhôm đúc,hàng rào biệt thự,hàng rào hợp kim nhôm
    www.hangraonhomduc.com
  • Cầu thang nhôm đúc
    Cầu thang nhôm đúc,lan can cầu thang nhôm đúc,cầu thang biệt thự
    www.cauthangnhomduc.com

Xây dựng cầu tại khu vực đàn Xã Tắc: Bảo tồn hay phát triển?

Bài toán giữa bảo tồn và phát triển một lần nữa lại nóng lên khi Hà Nội dự kiến sẽ xây dựng cầu vượt tại ngã năm Ô Chợ Dừa, nơi có di tích đàn Xã Tắc. Câu hỏi đặt ra và cũng là chủ đề của buổi Tọa đàm “Đàn Xã Tắc Thăng Long có đáng được bảo tồn hay không?” khiến cho vấn đề càng nóng hơn với sự tham gia đông đảo của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu và báo giới.


Khai quật khảo cổ Đàn Xã Tắc năm 2006

Cầu vượt ảnh hưởng đến di tích đàn Xã Tắc: Bên bảo có, người bảo không!

Theo phương án dự kiến triển khai của TP Hà Nội, tại khu vực nút giao Ô Chợ Dừa sẽ xây dựng cây cầu có bề mặt 14,5 m, 4 làn xe chạy với chiều dài 632m. Lãnh đạo Sở Quy hoạch – Kiến trúc Hà Nội cho rằng, nếu tính về hình chiếu từ mép cầu vượt thì cầu vượt sẽ chờm vào khu vực thảm cỏ xanh nơi đặt tảng đá dấu tích đàn Xã Tắc ở trên không khoảng 1,5m, còn cột và mố cầu đều không ảnh hưởng đến khu vực bảo vệ cấp một của khu vực có dấu tích đàn Xã Tắc.

Tuy nhiên, theo các nhà khảo cổ thì những hố khai quật hồi năm 2006-2007 không phải toàn bộ di tích đàn Xã Tắc. Vào thời điểm đó, chúng ta khai quật, sau đó lấp lại để khi có điều kiện sẽ khai quật, tìm hướng bảo tồn, phát huy. Hơn nữa, thực tế thì vùng lõi di tích không hoàn toàn trùng với đảo giao thông Xã Tắc hiện nay, vốn chỉ chứa chưa tới một nửa số hố khai quật nằm trong chỉ giới bảo vệ. TS Nguyễn Hồng Kiên - người chủ trì cuộc khai quật di tích đàn Xã Tắc cho biết, nếu xây vị trí cầu vượt như phương án đưa ra thì nó sẽ chạy đè qua các khu hố đã khai quật.

Nhà nghiên cứu Bùi Thiết cũng cho rằng, theo sử sách đã ghi lại và những khai quật đã phát hiện được thì chúng ta không nên hoài nghi về đàn Xã Tắc. Ông cũng kiên quyết bày tỏ sự ủng hộ việc bảo tồn, “không chỉ bảo vệ dưới đất mà phải bảo vệ cả trên trời”, “chúng ta không thể dẫm chân lên đó”. Theo ông, việc mở rộng giao thông là cần thiết, nhưng có thể giải phóng khu vực gần đó để không ảnh hưởng tới di tích đàn Xã Tắc.

Bảo tồn hay phát triển?

Theo các nhà nghiên cứu, đàn Xã Tắc không chỉ là một kiến trúc mà có một ý nghĩa tâm linh đặc biệt, là nơi để thờ Thần Đất và Thần Mùa màng (theo từ điển Việt Hán Nôm thì đàn Xã Tắc theo nghĩa đen thì “xã” là đất, “tắc” là ngũ cốc). Còn theo Chu Lễ, khi lập nước thì trước tiên phải lập đàn Xã Tắc.


Hai bản vẽ đè lên nhau cho thấy cây cầu đè qua những hố khai quật

Theo PGS.TS Đinh Khắc Huân, trên văn bia ở đình Đông Các có nói đến vị trí của đàn Xã Tắc, thì Đình Đông Các “bên phải đối diện chùa Thanh Nhàn, bên trái là đàn Xã Tắc đứng sừng sững…”. Như vậy, chúng ta có thể xác định được vị trí của đàn Xã Tắc. PGS.TS Huân bức xúc: Chúng ta đã mất đình Đông Các, nay còn di tích đàn Xã Tắc thì muốn phá nốt.

Kiến trúc sư Đoàn Đức Thành cho rằng: Chúng ta đã tìm ra di tích của thủ đô thì chúng ta nên bảo vệ đến cùng. Nhưng chúng ta phải xác định được diện tích của đàn Xã Tắc là bao nhiêu, nên khoanh vùng lại di tích khoảng bao nhiêu m2 để từ đó các nhà giao thông, các nhà quản lý có thể có hướng để giải quyết. “Chỉ có anh nào “ngu” thì mới làm cầu vượt qua đàn Xã Tắc.”

Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Hảo – nguyên cán bộ Viện Khảo cổ lại cho rằng: Chúng ta đã “vồ trượt” đàn Xã Tắc trong khu vực khai quật. Đàn Xã Tắc thời Lý vẫn là một ẩn tích, mà nếu có tìm ra thì nó cũng đã bị hủy hại nặng nề. Theo ông Hảo, chúng ta nên khoanh vùng khai quật nhỏ khoảng 2m2 quanh trụ cầu, dưới thân cầu xem có di tích đàn Xã Tắc hay không. Chúng ta phải cân nhắc giải quyết một cách hài hòa, không làm bảo tồn cản trở phát triển, nhưng không được xâm phạm đến những di tích cần bảo tồn…

Dù có những quan điểm khác nhau về vị trí của đàn Xã Tắc, nhưng đứng từ góc độ bảo tồn, các nhà nghiên cứu, nhà khoa học đều nhất trí cho rằng việc bảo vệ khu di tích là cần thiết. Di tích đến đâu thì chúng ta bảo tồn đến đó. Nhưng bảo tồn như thế nào, làm sao để giải quyết hài hòa giữa bảo tồn và phát triển vẫn chưa có một lời giải thỏa đáng.

Buổi tọa đàm dù có sự tham gia của không ít các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhưng lại vắng bóng các nhà quản lý, những người làm về luật, về kiến trúc, quy hoạch, giao thông… để có thể tìm được tiếng nói chung trong việc giải bài toán khó. Khi lời giải cho bài toán vẫn còn “treo” ở đó, thì rất có thể, “kịch bản” vốn dĩ không mới này vẫn sẽ còn lặp lại trong tương lai không xa đối với một đô thị lịch sử như Hà Nội, nhất là khi Hà Nội đang thiếu vắng một bản quy hoạch chi tiết về khảo cổ học.

Tất nhiên, ngoài việc có một bản quy hoạch khảo cổ “chuẩn” cũng đòi hỏi phải có sự kết hợp với quy hoạch đô thị “chuẩn” để tránh việc phát triển mạnh về dân số, xây dựng tại những khu vực cần ưu tiên cho văn hóa và lịch sử. Nếu không, chắc chắn Hà Nội sẽ còn tiếp tục vấp phải bài toán ngày hôm nay với một cái giá có thể còn đắt hơn./.

theo baoxaydung

xaydung24.com sử dụng  phần mềm phát triển web trực tuyến của Hệ thống CIINS.
Bạn có thể thuê lại, mua từng phần hoặc mua trọn góixaydung24.com
   Liên hệ :nvsanguss@gmail.com  // 0982069958 ( Mr. sáng )

tin công nghệ | tin kinh tế | Tin xây dựng | máy lọc nước | sàn gỗ công nghiệp | sàn gỗ tự nhiên