• Cổng nhôm đúc
    cổng nhôm đúc,Cửa nhôm đúc,cổng nhà biệt thự
    www.cuanhomduc.com
  • Sản xuất cổng nhôm đúc
    Sản xuất Cổng nhôm đúc,cổng biệt thự đẹp,cổng nhà đẹp
    www.congnhadep.com
  • Hàng rào nhôm đúc
    Hàng rào nhôm đúc,hàng rào biệt thự,hàng rào hợp kim nhôm
    www.hangraonhomduc.com
  • Cầu thang nhôm đúc
    Cầu thang nhôm đúc,lan can cầu thang nhôm đúc,cầu thang biệt thự
    www.cauthangnhomduc.com

Nhìn xa hơn cho quy hoạch, xây dựng công trình ngầm

Khi mà các đô thị Việt Nam đang phát triển ngày càng nhanh, mật độ dân số tăng lên chóng mặt, thì việc xây dựng các công trình ngầm là một trong những giải pháp để sử dụng hiệu quả hơn quỹ đất đang trở nên hạn hẹp. Tuy nhiên, thực tế thì các công trình ngầm vẫn chưa được quan tâm đúng mức, hệ thống cấp thoát nước, hầm ngầm, cống ngầm… manh mún, mỗi nơi làm một kiểu đang ảnh hưởng lớn bộ mặt đô thị.

Công trình ngầm vừa thiếu vừa không đồng bộ

Trong số các công trình ngầm của đô thị, hệ thống đường ống cấp thoát nước ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống dân sinh, nhưng hệ thống này hiện đang xuống cấp ở nhiều nơi. Tính riêng ở Hà Nội, theo Công ty TNHH nhà nước một thành viên Thoát nước Hà Nội, hiện công ty đang quản lý 634km cống rãnh các loại, trong đó có tới 74km cống được xây dựng trước năm 1954 ở khu vực phố cũ, nhiều chỗ khác bị hư hại nghiêm trọng và còn khoảng 25 đến 30% đường phố chưa có cống. Tính trung bình, tỷ lệ đường cống trên đầu người ở Hà Nội chỉ bằng 1/10 so trung bình ở các đô thị trên thế giới, đạt 0,2m/người. Trong khi đó đối với đường ống cấp nước, theo PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dung, Trường đại học Kiến trúc Hà Nội, tổng chiều dài đường ống trên toàn bộ hệ thống cấp nước của cả nước vào khoảng 15.000km, trong số đó có tới hơn 30% đã được lắp đặt hơn 30 năm chưa được sửa chữa, thay thế. “Đây là khâu yếu nhất hiện nay của hệ thống cấp nước đô thị”, PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dung nhấn mạnh. Hiện nay, ở các khu đô thị mới, hệ thống cấp thoát nước nội bộ rất tốt, nhưng khi có mưa lớn là vẫn bị ngập, thậm chí ngập nặng, “đó là do không thể kết nối với hệ thống chung của thành phố, thoát nước bên trong tốt nhưng bên ngoài không có nơi nhận thì cũng sẽ ngập, các khu đô thị mới mọc lên nhanh nhưng lại lẻ tẻ, không tập trung khiến việc kết nối gặp nhiều khó khăn và tốn kém”, TS. Phạm Sĩ Liêm, Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam nhận xét.

Khi các tòa nhà cao tầng trở thành một phần của bộ mặt đô thị Việt Nam, thì tầng hầm cũng ngày một xuất hiện nhiều hơn. Tầng hầm là nơi để xe, là kho bãi và cũng là nơi tập trung các đường ống kỹ thuật của tòa nhà, vì thế thiết kế tầng hầm trở thành một phần không thể thiếu khi xây dựng các tòa nhà cao tầng, mặc dù vậy hiện vẫn chưa có một quy chuẩn kỹ thuật nào cho tầng hầm của các cao ốc. Hiện nay, những tòa nhà từ 10 đến 30 tầng đều có thiết kế từ 1 đến 2 tầng hầm, một số cao ốc còn có quy mô tầng hầm lớn hơn như toà nhà Keangnam có 4 tầng hầm, tòa nhà Pacific Place (83 Lý Thường Kiệt), tòa nhà 27 tầng tại 98 Láng Hạ của Công ty FPT có 5 tầng hầm. Chính vì quy mô ngày càng lớn nên khi xảy ra sự cố, thiệt hại từ các tầng hầm này sẽ không nhỏ. Trận mưa lụt lịch sử tại Hà Nội đầu tháng 11 vừa qua đã chứng kiến nhiều chiếc ôtô tiền tỷ bị kẹt dưới tầng hầm vì ngập nước, rồi những sự cố như lún, nứt hoặc gây sập nhà liền kề vì xây dựng tầng hầm.

Trong một cuộc hội thảo về quy hoạch đô thị Việt Nam, GS.TS Nguyễn Mạnh Kiểm, nguyên Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam đã nhận xét về công trình ngầm của đô thị: “Hệ thống công trình ngầm của Thành phố chưa đáp ứng nhu cầu sinh hoạt đời sống và phát triển đô thị, bố trí không hợp lý, không tiêu nước, ứ đọng nước thải, làm ô nhiễm môi trường đất, nguồn nước sạch”.

Không thể buông lỏng quản lý

Theo GS.TS Nguyễn Mạnh Kiểm, một trong những vấn đề còn tồn tại với quản lý xây dựng công trình ngầm hiện nay là “chưa có đầy đủ các quy định về quản lý xây dựng ngầm và chưa đầy đủ các văn bản về khai thác sử dụng công trình ngầm. Có thể nói việc sử dụng không gian ngầm đô thị hiện nay chưa có quy hoạch và chưa có tài liệu pháp quy”. Ngày 22-3-2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 41/2007/NĐ-CP về xây dựng ngầm đô thị, tuy nhiên, nhiều nội dung trong nghị định này còn chung chung, chưa thể hiện rõ đặc trưng trong quản lý các công trình ngầm. Đối với quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng ngầm đô thị, Nghị định 41 quy định Bộ Xây dựng ban hành quy chuẩn xây dựng công trình ngầm, tiêu chuẩn xây dựng đối với công trình công cộng, công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm. Sau gần 2 năm nghị định này ban hành, ngoài Quy chuẩn xây dựng Việt Nam có nói đến khoảng cách giữa các công trình ngầm, Bộ Xây dựng chưa ban hành quy chuẩn xây dựng công trình ngầm.

Trong quy hoạch đô thị hiện nay ở nước ta, vấn đề ngầm hoá một số hạng mục công trình đã được tính đến, nhưng vì chưa có quy định, tiêu chuẩn chi tiết thống nhất nên vẫn xảy ra tình trạng “mạnh ai nấy làm”, từ đó sự thiếu đồng bộ trong thực hiện là khó tránh khỏi. “Hạ tầng kỹ thuật là hệ thống chung, mỗi yếu tố phải nằm trong tổng thể không thể tách rời. Ví dụ như làm đường là phải có cống ngầm, đường cáp ngầm, điện ngầm, không thể làm đường xong mới đào lên để lắp hệ thống ngầm”, TS Phạm Sĩ Liêm nhận xét. Một lần nữa vai trò của người “nhạc trưởng” trong quy hoạch và chỉ đạo thực hiện đúng theo quy hoạch lại được nhắc đến. Muốn có một bộ mặt đô thị thật sự khang trang, hạ tầng kỹ thuật đồng bộ thì cần thiết phải có sự kết hợp hài hòa từng yếu tố trong tổng thể, cần có sự điều hành chung, thống nhất.

(Theo báo Quân đội nhân dân )

xaydung24.com sử dụng  phần mềm phát triển web trực tuyến của Hệ thống CIINS.
Bạn có thể thuê lại, mua từng phần hoặc mua trọn góixaydung24.com
   Liên hệ :nvsanguss@gmail.com  // 0982069958 ( Mr. sáng )

tin công nghệ | tin kinh tế | Tin xây dựng | máy lọc nước | sàn gỗ công nghiệp | sàn gỗ tự nhiên