• Cổng nhôm đúc
    cổng nhôm đúc,Cửa nhôm đúc,cổng nhà biệt thự
    www.cuanhomduc.com
  • Sản xuất cổng nhôm đúc
    Sản xuất Cổng nhôm đúc,cổng biệt thự đẹp,cổng nhà đẹp
    www.congnhadep.com
  • Hàng rào nhôm đúc
    Hàng rào nhôm đúc,hàng rào biệt thự,hàng rào hợp kim nhôm
    www.hangraonhomduc.com
  • Cầu thang nhôm đúc
    Cầu thang nhôm đúc,lan can cầu thang nhôm đúc,cầu thang biệt thự
    www.cauthangnhomduc.com

Khi nào thì được quyền sở hữu nhà?

Hỏi: Hợp đồng tặng cho nhà ở giữa cha con bạn được công chứng thì quyền sở hữu căn nhà đó đã thuộc về bạn. Việc cha qua đời khi bạn chưa kịp sang tên căn nhà không ảnh hưởng gì đến quyền sở hữu của bạn.

Trả lời

Theo quy định tại Điều 93 Luật Nhà ở năm 2005, Hợp đồng tặng cho nhà ở phải được lập thành văn bản và công chứng, chứng thực bởi cơ quan có thẩm quyền.

Theo đó, bên nhận tặng cho nhà ở có trách nhiệm nộp hồ sơ để được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở theo trình tự quy định tại Điều 16 của Luật này. Quyền sở hữu nhà ở được chuyển cho bên nhận tặng cho nhà ở kể từ thời điểm hợp đồng tặng cho được công chứng, chứng thực.

Như vậy, ngay sau khi Hợp đồng tặng cho nhà ở giữa cha bạn và bạn được công chứng thì quyền sở hữu căn nhà đó đã thuộc về bạn. Việc đăng ký trước bạ sang tên chỉ là thủ tục hành chính để hoàn tất việc tặng cho theo quy định của pháp luật và thực hiện nghĩa vụ tài chính (nộp các khoản thuế, lệ phí) đối với nhà nước.

Việc cha bạn không may qua đời khi bạn chưa kịp sang tên căn nhà không ảnh hưởng gì đến quyền sở hữu của bạn đối với tài sản đã được tặng cho.

Hơn nữa, theo quy định của Bộ luật Dân sự về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự (từ Điều 122 đến Điều 134) cũng như các quy định về Hợp đồng tặng cho tài sản (được quy định từ Điều 465 đến Điều 470 Bộ luật Dân sự) thì cũng không có điều luật nào quy định Hợp đồng tặng cho nhà ở sẽ bị vô hiệu hay bị hủy bỏ khi bên nhận tặng cho chưa trước bạ sang tên mà bên tặng cho chết.

Với các quy định vừa viện dẫn, việc các anh chị em của bạn yêu cầu chia thừa kế đối với căn nhà mà bố đã tặng cho bạn là không có căn cứ. Nếu các anh chị em không thể hòa giải, thương lượng được với nhau, các bên có quyền đề nghị Tòa án giải quyết.


Luật sư Vũ Tiến Vinh

Theo VnExpress

xaydung24.com sử dụng  phần mềm phát triển web trực tuyến của Hệ thống CIINS.
Bạn có thể thuê lại, mua từng phần hoặc mua trọn góixaydung24.com
   Liên hệ :nvsanguss@gmail.com  // 0982069958 ( Mr. sáng )

tin công nghệ | tin kinh tế | Tin xây dựng | máy lọc nước | sàn gỗ công nghiệp | sàn gỗ tự nhiên