• Cổng nhôm đúc
    cổng nhôm đúc,Cửa nhôm đúc,cổng nhà biệt thự
    www.cuanhomduc.com
  • Sản xuất cổng nhôm đúc
    Sản xuất Cổng nhôm đúc,cổng biệt thự đẹp,cổng nhà đẹp
    www.congnhadep.com
  • Hàng rào nhôm đúc
    Hàng rào nhôm đúc,hàng rào biệt thự,hàng rào hợp kim nhôm
    www.hangraonhomduc.com
  • Cầu thang nhôm đúc
    Cầu thang nhôm đúc,lan can cầu thang nhôm đúc,cầu thang biệt thự
    www.cauthangnhomduc.com

Hà Nội: Muốn xây nhà, phải ‘lạy’ hàng xóm

‘Nếu như trong cuộc đời, anh không biết nhẫn nhịn và chịu nhục là gì thì khi xây nhà, hàng xóm sẽ dạy cho anh điều đó’, ông Lợi nói.

Hàng xóm không “ừ”, đừng hòng xây nhà

Ông Lợi vốn sống ở Hòa Bình, cách đây mấy năm mua được miếng đất ở một quận vùng ven Hà Nội. Làm sổ đỏ xong, ông bắt đầu xây nhà. Nhưng ngay khi vừa đào móng, người sống bên cạnh đã sang ngăn cản với lý do ông đang xây lấn sang phần đất của anh ta.

Ông đưa ra tất cả giấy tờ chứng minh mình có quyền đối với phần đất đó, nhưng người kia chẳng những không thèm nghe mà còn huy động cả anh em họ hàng đến, mỗi người một câu sừng sộ mắng ông Lợi là đồ lấn chiếm, có người còn dọa đánh.

Biết cãi không lại với họ, ông Lợi đành lên phường mời đại diện xuống giải quyết. Phường căn cứ vào các loại giấy tờ, khẳng định ông đã xây đúng trên phần đất của mình, và lập biên bản yêu cầu các bên ký vào. Nhà hàng xóm cũng ký. Thế nhưng khi phường về rồi, ông định tiếp tục thi công thì cả họ hàng hang hốc nhà hàng xóm lại kéo sang, kẻ giật dụng cụ, người đạp vào tường, kẻ túm áo thợ. Thuyết phục mãi không được, ông Lợi lại gọi chính quyền, chính quyền lại hòa giải, khuyên can, nhưng hễ ông Lợi định xây thì nhà kia lại vác búa sang đập.

Ông cứ ý ới gọi mãi, cán bộ cũng phát chán; họ đâu phải có mỗi việc can thiệp cho mảnh đất nhà ông. Trong khi đó, hàng xóm ở ngay bên cạnh, hễ động một nhát xẻng là họ kéo sang ngay. Cuối cùng, ông Lợi đành mang 5 triệu đồng sang hàng xóm “bồi dưỡng”, họ mới nói năng tử tế, nhưng dứt khoát đòi 10 triệu. Được cái từ khi nhận tiền, họ chẳng những không cản trở nữa mà còn trở nên lởi xởi, thậm chí còn cho để nhờ một số thứ trong sân nhà họ.

Chị Liên, 37 tuổi, hiện sống ở một làng gần Hồ Tây, Hà Nội, cho biết khi xây ngôi nhà này, chị cực kỳ khổ sở với nhà hàng xóm phía sau. Biết chị là người nơi khác đến, họ bắt nạt từ chuyện bụi bay làm bẩn không khí đến chuyện thợ để rơi vài viên sỏi hay miếng vữa sang vườn nhà họ. Mỗi lần như vậy, chị lại mua ít bánh trái sang chơi, ngọt ngào “xin các bác thông cảm”. Trong hơn một năm xây nhà, chị phải sang nhà họ theo kiểu như thế đến gần chục lần.

“Khổ nhất là hồi bắt đầu thi công, họ sang ngắm ngắm nghía nghía, đo đo đạc đạc rồi nhất định bắt tôi xây lùi vào 30 cm, lấy cớ là để giọt nước từ mái nhà tôi không nhỏ xuống đất của họ, gây xói lở. Thực ra khi bán đất cho tôi, chủ cũ đã tính đến chuyện giọt nước đó nên đã chừa ra không bán 20cm sát ranh giới giữa hai nhà rồi. Chủ cũ cũng sang nhà kia giải thích rõ như thế, nhưng chẳng ích gì”, chị Liên nói.

Liên đã phải nhờ hết ủy ban phường đến công an, và được  công nhận phần đúng thuộc về chị. Ông hàng xóm cười khẩy: “Công an hay chính quyền có đến đây canh giữ cho mày được 24/24 giờ không? Mày thích thì mai cứ gọi tiếp đi”. Cuối cùng, Liên đành tự an ủi rằng thôi 30 cm chả đáng là bao, đành thụt vào một chút. Không ngờ chỉ ít lâu sau, nhà hàng xóm cũng xây, chẳng những lấn hết phần đất chủ cũ chừa ra mà còn xây tràn lên cả 30 cm của chị.

“Tao cứ kiện thì đến đời con mày cũng không xây được”

Đó là tuyên bố của ông Vịnh, hàng xóm nhà anh Hưng, 42 tuổi, sống ở một huyện ngoại thành Hà Nội. Anh Hưng cũng là người gốc ở đó chứ không phải dân tứ chiếng, và ông Vịnh chẳng những sát vách mà còn có họ hàng gần với anh. Giữa hai người trước đây có một số mâu thuẫn nên không ưa nhau.

Gần đây, anh Hưng quyết định xây nhà 4 tầng to đẹp ở phần vườn sát nhà ông Vịnh, còn ngôi nhà hai tầng cũ kỹ đang ở, anh định sẽ cho thuê. Thấy nhà anh bắt đầu rục rịch thợ thuyền, tập kết vật liệu, ông Vịnh lập tức sang cảnh báo rằng việc xây nhà sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống gia đình ông, yêu cầu bồi thường 20 triệu đồng. Dĩ nhiên Hưng không chịu. Nhà vừa xây xong móng, anh đã nhận được quyết định của chính quyền là phải ngừng thi công để giải quyết tranh chấp, vì ông Vịnh kiện nhà anh lấn chiếm đất đai.

Hưng nghĩ việc chứng minh chẳng khó khăn gì, thế nhưng lần nào phía chính quyền thu xếp được để cử người xuống làm việc thì nhà kia lại lấy cớ bận để không tham gia. Cứ như thế, vụ việc kéo dài, và chừng nào vụ tranh chấp chưa được giải quyết với đầy đủ chữ ký các bên thì công trình còn chưa  được phép thi công trở lại. Hưng tức phát điên, còn ông Vịnh thì cười cười: “Mày mà không tử tế, thì cứ xong chuyện này tao lại kiện tiếp chuyện khác, tao nghĩ ra nhiều lý do để kiện lắm. Tao cứ kiện thì đến đời con mày cũng không xây nổi”. Cực chẳng đã, Hưng đành xuống nước mặc cả để giảm số tiền phải chi.

Kiện cáo để gây khó dễ cho việc xây dựng của người khác là chiêu trò phổ biến nhất mà các vị hàng xóm xấu bụng rất ưa áp dụng. Khi đã dính chiêu này, hầu hết nạn nhân phải khóc dở mếu dở. Đành rằng đất đai của họ đều hợp pháp, có kiện tụng gì thì phần thắng cũng thuộc về họ, nhưng chết ở chỗ thời gian sẽ kéo dài, vừa tốn kém vừa mệt mỏi, bỏ bê công việc làm ăn, lại thêm tinh thần bị khủng bố muốn phát điên, bởi những kẻ đã giở trò đó thì đều là họ hàng với Chí Phèo cả. Vì thế, rất nhiều gia đình đã phải chịu lún, phải thỏa hiệp, cùng lắm là nghiến răng thầm nhủ: “Ông hẵng nhịn mày ít bữa đã, xây xong nhà rồi thì mày biết tay ông”.

“Tôi phải bỏ công bỏ việc, bỏ cả bà nó ở quê ra đây xây nhà cho con cái đi học”, ông Thịnh, 64 tuổi, người Hải Dương, nói, “Mấy người hàng xóm biết thừa tôi không thể ăn dầm nằm dề quá lâu ở Hà Nội được nên cứ thay nhau gây sự, dọa kiện cáo. Tôi biết ý, phải bồi dưỡng cho mỗi nhà sát vách mình một ít mới xong”.

Xây nhà cũng vấp phải… mãi lộ

Chuyện xây nhà của anh Vinh (36 tuổi) gặp khó khăn không phải vì những người hàng xóm chung đường ranh giới, mà với một cặp vợ chồng ở cách đó đến mấy chục mét, nhà ông Tích, bà Hường.

Mảnh đất anh Vinh mua nằm rất sâu trong ngõ, từ đường chính vào phải rẽ trái, quặt phải rất nhiều lần, càng vào trong đường càng hẹp, nên  việc tập kết vật liệu vô cùng gian nan. Phải đợi đêm khuya, xe tải mới đổ cát, sỏi… ngoài đường chính, trên khoảnh đất trống trước cổng một xí nghiệp đã ngừng hoạt động, rồi đội quân xe thồ sẽ chở từng rổ vào chỗ thi công. Thế nhưng, dù rất khuya, hễ đám xe thồ đi qua nhà ông Tích, bà Hường là đôi vợ chồng trung niên này lao ra ngăn cản, bắt quay lại, với lý do họ làm mất giấc ngủ của ông bà, làm bẩn đường xóm.

Anh Vinh nói sẽ quét sạch đường trước khi trời sáng, nhưng họ không chịu, thái độ rất hung hăng. Đám xe thồ nhìn ông Tích tuy đã có tuổi nhưng cánh tay xăm trổ xanh lè, mắt vằn lên đỏ đọc thì sợ quá, chỉ lăm le muốn rút. Anh Vinh phải hỏi thẳng là phải thế nào mới OK, ông ta mới cười khà khà bảo từ giờ đến khi xây xong mỗi tháng đóng cho tôi 1 triệu đồng, coi như tiền đền bù thiệt hại. Anh đành chấp nhận.

Kể lại chuyện cũ, Vinh bật cười: “Các cụ ngày xưa bảo bán anh em xa, mua láng giềng gần, kể cũng đúng, những lúc như thế này phải dùng tiền mua láng giềng gần thật. Có điều xong việc, họ lại coi như không có gì xảy ra, lại cười cười nói nói, kể chuyện tình làng nghĩa xóm như những người tốt nhất trên đời”.

 

theo xzone

xaydung24.com sử dụng  phần mềm phát triển web trực tuyến của Hệ thống CIINS.
Bạn có thể thuê lại, mua từng phần hoặc mua trọn góixaydung24.com
   Liên hệ :nvsanguss@gmail.com  // 0982069958 ( Mr. sáng )

tin công nghệ | tin kinh tế | Tin xây dựng | máy lọc nước | sàn gỗ công nghiệp | sàn gỗ tự nhiên