Điều đó đồng nghĩa với việc, tương lai của các dự án thương mại sau khi hoàn tất việc giải phóng mặt bằng sẽ được đem ra đấu giá. Thông tin này đã khiến nhiều DN BĐS thay đổi chiến lược kinh doanh của mình nhất là những DN đang nắm giữ đất sạch trong tay.
Đại diện 1 DN phân tích, trung bình từ khâu lập dự án đến khi giải phóng xong mặt bằng có được sản phẩm để kinh doanh cũng phải mất ít nhất là 3 năm. Tiền giải phóng mặt bằng là do DN thu xếp bỏ ra trước, nay nếu như nhà nước đứng ra giải phóng mặt bằng thì tiền giải phóng mặt bằng sẽ phải do nhà nước ứng trước sau đó mới đấu giá công khai, DN nào trả giá cao mới có được dự án. Như vậy, so với cơ chế này, thời gian giải phóng mặt bằng rất có thể sẽ lâu hơn do ngân sách chưa chắc đã thu xếp kịp và do giá thành sản phẩm sẽ cao hơn nếu đất được đem ra đấu giá công khai.
Đại diện Hiệp hội BĐS Việt Nam cho biết, hiện nhiều DN BĐS đang điều chỉnh lại kế hoạch kinh doanh của mình, trừ những DN đang khó khăn về kinh tế phải "bán lúa non" hoặc chấp nhận bán lỗ để có tiền còn những DN không phải chịu sức ép lớn về tài chính lại đang cố gắng giữ lại "đất sạch" để đón đợi cơ hội kinh doanh cho những năm tới.
Một số DN chưa có "đất sạch" thì tỏ ra thờ ơ với những dự án đang đền bù dở dang chào bán mà có tâm lý chờ đợi những dự án đấu giá "đất sạch". DN cho biết, nếu mua những dự án đấu giá "đất sạch" sẽ tránh được rủi ro bởi với cơ chế như hiện nay đang áp dụng, sau khi giải phóng xong mặt bằng, nhà nước mới tính tiền sử dụng đất theo gái thị trường cho từng dự án. Với cách tính này thì DN khó có thể lường trước và tính toán được các chi phí của dự án nhất là khi thị trường lên xuống thất thường.
Hiện dự thảo sửa đổi một số điều của luật đất đai đang được lấy ý kiến toàn dân và sẽ thông qua vào kỳ họp Quốc hội tới.