Do nhu cầu về thẩm mỹ cao, hình thức lắp đặt cửa theo phương chôn khung bao trong quá trình xây dựng phần thô đã ít được áp dụng( do trong quá trình xây dựng ảnh hưởng đến vẻ đẹp bên ngoài của khung bao)
Bước 1: Vận chuyển lên công trình
Để cho cửa không bị trầy xước, bong tróc, biến dạng trong quá trình vận chuyển, người thợ phải cẩn trọng từ khâu bao bọc, đóng gói sản phẩm cho đến khâu bê vác, xếp dỡ. Tránh trường hợp cửa bị va đập vào nhau và gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình sau này.
Bước 2: Lắp dựng khuôn cửa
Khuôn cửa sau khi được gắn vào tường sẽ có độ chuẩn xác gần như tuyệt đối về kích thước và hình dáng, nhằm đảm bảo cho cánh cửa được lắp ghép một cách dễ dàng. Nếu chỉ sơ suất một chút trong quá trình lắp dựng, bắt vít khuôn cửa thì rất dễ dẫn đến hiện tượng cong vênh, lệch lạc gây khó khăn cho các bước tiếp theo.
Sauk hi lắp dựng khuôn bao vào tường , khe hở giữa tường và khung bao gỗ được liên kết bằng lớp keo chuyên dụng nhằm cố định và chống ồn cho cửa gỗ
Bước 3: Lắp cửa vào khuôn bao
Việc lắp cánh cửa gỗ sẽ nhanh hơn rất nhiều nếu khuôn cửa được định vị chuẩn xác. Cửa sau khi hoàn thiện sẽ đạt được những yêu cầu về mỹ quan, độ chắc chắn và kín khít.
Việc lắp bản bề và canh cửa cũng rất quan trọng , đảm bảo tiêu chí chất lượng Mỗi khi đóng mở sẽ không phát ra tiếng kêu ken két, không bị cấn…gây khó chịu cho người sử dụng.
Bước 4: Phụ kiện cửa gỗ
Phụ kiện trên cửa thường bao gồm khóa cửa, tay cầm, mắt camera, chốt cửa…Tùy yêu cầu cụ thể của từng khách hàng mà việc chọn khóa cửa như thế nào, chiều cao khóa cửa là bao nhiêu, cửa có camera hay không có camera mà người thợ sẽ tiến hành lắp đặt cho phù hợp.
Yêu cầu cao nhất của công đoạn này là các phụ kiện phải được gắn chắc chắn, chính xác trên cửa và đảm bảo tính thẩm mỹ cho cánh cửa.